Ngoại giao Nam_Sudan

Sau khi Nam Sudan giành được độc lập, mối quan hệ giữa nước này và Sudan đã thay đổi. Tổng thống Omar al-Bashir ban đầu tuyến bố vào tháng 1 năm 2011 rằng người dân sẽ có thể sở hữu quốc tịch kép của miền Bắc và miền Nam,[15] song ông đã rút lại đề nghị nay sau khi Nam Sudan độc lập. Ông cũng đề nghị một liên minh theo mô hình EU.[17] Essam Sharaf, người giữ chức Thủ tướng Ai Cập sau Cách mạng Ai Cập 2011, đã thực hiện chuyến thăm ngoại giao đầu tiên của mình đến KhartoumJuba để chuẩn bị cho sự ly khai của Nam Sudan.[18] Israel đã nhanh chóng công nhận Nam Sudan là một quốc gia độc lập,[19] Israel cũng là quốc gia đang có hàng nghìn người tị nạn đến từ Nam Sudan,[20] những người này phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về quê hương của họ.[21][22]

Nam Sudan là một nhà nước thành viên của Liên Hiệp Quốc,[23] Liên minh châu Phi,[24][25]Thị trường chung Đông và Nam Phi.[26] Nam Sudan cũng có kế hoạch để gia nhập vào Khối Thịnh vượng chung,[27] Cộng đồng Đông Phi,[28][29][30] Quỹ Tiền tệ Quốc tế,[31]Ngân hàng Thế giới.[32] Việc trở thành thành viên đầy đủ của Liên đoàn Ả Rập được đảm bảo,[33] song nước này cũng có thể lựa chọn tham gia với tư cách quan sát viên.[34]. Nam Sudan cũng đã được kết nạp vào UNESCO ngày 3 tháng 11 năm 2011[35] Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Nam Sudan chính thức gia nhập vào Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển, một tổ chức khu vực của các nước Đông Phi.[36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_Sudan http://www.bnaibrith.ca/prdisplay.php?id=605 http://www.cbc.ca/news/world/story/2011/01/07/f-su... http://www.busiweek.com/11/editorial/editorial/131... http://www.csmonitor.com/2004/0714/p09s02-coop.htm... http://finchannel.com/news_flash/World/90526_World... http://www.foxnews.com/world/2012/06/17/120-south-... http://books.google.com/books?id=riBzAAAAMAAJ&q=an... http://www.goss-london.com/ http://www.haaretz.com/news/diplomacy-defense/neta... http://en.igihe.com/spip.php?article455